Những điểm tương đồng giữa Đức Phật và chúa Giê-su

Đạo Phật và Thiên Chúa giáo là hai tôn giáo xuất sinh hoàn toàn độc lập, tại hai vùng đất cách nhau rất xa. Đồng thời, về hệ thống niềm tin tôn giáo cũng có điểm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại rất nhiều điểm tương đồng giữa hai vị Thần này.

Đạo Phật và Thiên Chúa giáo là hai tôn giáo xuất sinh hoàn toàn độc lập, tại hai vùng đất cách nhau rất xa. Đồng thời, về hệ thống niềm tin tôn giáo cũng có điểm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại rất nhiều điểm tương đồng giữa hai vị Thần này.

Đức Phật và Đức Chúa Giê-su

Đạo Phật và Thiên Chúa giáo là hai tôn giáo xuất sinh hoàn toàn độc lập, cách nhau 500 năm và hơn 4.800 km. Đồng thời, về hệ thống niềm tin tôn giáo cũng có điểm khác nhau, ví dụ như, nhiều Phật tử không tin vào một Đấng Tối Cao trong khi giáo đồ Thiên Chúa giáo lại tin vào sự tồn tại của vị thần này.

Đức Phật luôn từ chối việc gọi mình là một vị Thần, còn Chúa Giê-su giảng rằng ông với Thiên Chúa là một. Đức Phật đề xướng con đường Trung đạo, vừa từ bỏ đời sống xa hoa và cũng vừa từ bỏ lối tu ép xác khổ hạnh thịnh hành trong các học thuyết tôn giáo Ấn Độ thời đó. Trong khi chúa Giê-su khuyên các môn đồ hãy lựa chọn điều thiện và từ bỏ cái ác,…

Tuy nhiên, bất chấp nhiều khác biệt, vẫn luôn tồn tại rất nhiều điểm tương đồng lạ lùng giữa hai vị Thần này. Hầu hết câu chuyện về họ đều chỉ được soạn ra sau khi hai Ngài qua đời nhiều thập kỷ hoặc thậm chí là vài thế kỷ, chúng được truyền miệng qua nhiều thế hệ và người ta không thể nào giải thích được sự giống nhau kỳ lạ giữa hai vị Thần ở hai vùng Đông Tây này?

Cả hai đều rời khỏi nhà đi tìm con đường giác ngộ và đối mặt với ma quỷ

 
Quỷ Mara cám dỗ Đức Phật. (Ảnh: Wikiwand)

Cả Phật Thích Ca Mâu Ni hay Chúa Giê-su đều được kể là đã rời bỏ nhà lúc sinh thời để tìm kiếm chân lý vượt trên những truy cầu lợi ích của con người nơi thế gian. Cả hai vị đều tự dẫn mình đến những nơi hoang dã. Họ đã phải một mình đối mặt với ma quỷ và những cám dỗ thất tình lục dục của con người. Cả hai đều vượt qua, giác ngộ đạo lý và sau đó truyền bá những triết lý vĩ đại của mình.

Cả hai đều truyền đạo 

 
Đức Phật lần đầu thuyết pháp tại vườn Lộc Uyển.(Ảnh: Pinterest)

Đức Phật lần đầu thuyết pháp tại vườn Lộc Uyển, thuộc bang Uttar Pradesh, miền đông Ấn Độ ngày nay. Tại đây Ngài đã giảng ra kinh nghiệm giác ngộ của mình vốn trở thành nền tảng của Đạo Phật sau này: Tứ Diệu Đế (Bốn chân lý cao quý).

Theo sách Phúc Âm Luca, Chúa Giê-su bắt đầu con đường truyền đạo khi Ngài khoảng 30 tuổi. Ngài giảng đạo lần đầu tiên ở một ngọn núi gần biển hồ Galilee, Isarel. Những đạo lý đó sau này được viết vào Kinh Phúc Âm, nói về lối sống chuẩn mực cho các tín đồ Kitô giáo.

Sau đó, Ngài đã đi khắp nơi để thuyết giảng tin lành, khuyên bảo con người tránh xa tội lỗi, sống một cách khoan dung, độ lượng, biết trao đi yêu thương vô điều kiện, và hãy kiên định đức tin vào Thiên Chúa. Lời giảng của Ngài đã thức tỉnh biết bao người dân Do Thái, họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Ngài giảng đạo.

Cả hai vị đều giảng nói chi tiết, và có hệ thống về việc làm thế nào các tín đồ có thể sống theo những luân lý đạo đức của họ. 

 
Chúa Jesus và “Bài giảng trên núi” trong tranh vẽ của họa sĩ Carl Heinrich Bloch (Ảnh: Wikipedia) 

Cả hai đều bị hãm hại 

Cả hai vị đều thu nhận một nhóm môn đệ, và một trong số họ sau đó đã phản đội các Ngài.

Đề Bà Đạt Đa (Devadutta), anh họ của Thích Ca Mâu Ni, đã cố gắng sát hại ông rất nhiều lần vì lòng ghen tỵ, nhưng Đức Phật đều tha thứ cho ông với lòng từ bi của mình. Tướng cướp Vô Não (Ương Quật Ma La – Angulimal) cũng đã cố gắng sát hại ông nhưng cuối cùng lòng từ bi của ông đã hóa giải tất cả và khiến tướng cướp quy phục và cũng trở thành đồ đệ của ông. Sau này, Đức Phật bị một người tên là Thuận Đà đầu độc, sức khỏe suy yếu dần và nhập Niết Bàn.

 
Đề-bà-đạt-đa lăn đá hại Đức Thích Ca (Ảnh: Phatgiaoaluoi.com)

Vì quá nhiều người tin vào Chúa Giê-su nên dẫn tới sự đố kỵ của giới lãnh đạo Do Thái giáo. Các thầy thượng tế và trưởng lão Do Thái giáo bàn bạc với nhau để tìm cách giết chết Giê-su. Thế là, họ mua chuộc phản đồ Judas, bắt trói Chúa Giê-su trong đêm, rồi áp giải đến tòa công luận, dẫn tới cái chết vĩ đại của Ngài trên cây thập tự giá. Dù bị con người hãm hại, nhưng cả Đức Phật và Chúa Giê-su đều tha thứ cho họ.

 
Cái chết của Chúa Jesus trên cây thập tự giá – tranh vẽ của họa sĩ Peter Paul Rubens (Ảnh: Wikipedia) 

Ngay cả những lời cuối cùng của Đức Phật cũng gần giống với những gì Chúa Giê su nói khì Ngài sắp ra đi. Đức Phật nói rằng hết thảy những gì của thế gian đều là tạm bợ. Chúa Giê su cũng từng nói: “Đất trời sẽ qua đi, nhưng những lời của ta sẽ còn mãi”. 

Trong thực tế, cả Đức Phật và Chúa Giê-su điều đã tạo nên những động lực hết sức cao thượng để con người hành thiện, tránh ác, để sống một cuộc đời cao đẹp. Cả hai đều đã xoa dịu biết bao đau khổ cho nhân loại. Sự tồn tại của hai tín ngưỡng này đối với nhân loại thật có ý nghĩa to lớn. Đạo Phật tại Châu Á và Kitô giáo tại Châu Âu và Châu Mỹ, nếu không có những tôn giáo ấy, thế giới này đã mất đi những điều hết sức quý báu.

Cả hai Ngài đều đã sản sinh ra những con người hết sức tốt đẹp, biết hạnh phúc ngay ở trần gian này bất chấp bao khổ đau xảy đến cho mình, từ bi bác ái cao độ, biết xả thân cho những lý tưởng cao đẹp, hy sinh cho tha nhân đến quên mình, luôn luôn nỗ lực làm cho thế giới này bớt đau khổ và thêm hạnh phúc.

Nguồn: Tinhhoa.net

About admin