Trong một gia đình, người lớn cãi nhau, không kể là ai thắng, người bị tổn thương sau cùng vẫn là con trẻ; còn như người lớn thông suốt, dù cho bề mặt không tranh giành gì, bên thu được lợi ích thật sự vẫn luôn là gia đình này.
1. Câu chuyện thứ nhất
Dung, cô bạn thân của tôi đến tiệm làm móng, lúc đang làm móng thì có một cú điện thoại gọi đến, bởi không tiện nghe máy, cô liền bấm nút rảnh tay, đầu điện thoại kia là một giọng đàn ông truyền đến.
Đàn ông: “A lô, em đang ở đâu vậy?“
Dung: “Em đang làm móng“.
Đàn ông: “Ồ, thế một lát em còn có bận việc khác nữa không?“
Dung: “Không có, làm móng xong em về nhà luôn“.
Đàn ông: “Thế thì phiền em giúp anh đem hai chiếc áo khoác vải ni treo trên kệ áo ra ngoài giặt ủi nhé, cuối tuần đi công tác anh sẽ phải dùng đến chúng“.
Dung: “Có phải là một chiếc màu xanh đậm và một chiếc màu cà phê không? Ừm, em biết rồi“.
Dung: “Thật vất vả cho em quá, nếu không còn có chuyện gì nữa anh cúp máy trước đây“.
Cô nhân viên trong tiệm lấy làm tò mò, không nhịn được hỏi dung: “Người mới gọi đến là ai vậy? Có phải bạn trai chị không?“
Dung nói: “Bạn trai gì chứ, là chồng của chị đó, đều đã kết hôn 10 năm rồi“.
Cô nhân viên không khỏi giật mình: “10 năm ư? Nhưng theo em được biết, những cặp vợ chồng chung quanh đối với những chuyện như vậy, thường là cầm điện thoại lên liền nói ‘A lô, em ở đâu vậy? Hãy mau mau đưa quần áo của anh đi giặt với! Anh có việc phải dùng đến nó gấp!’.
Dung cười giải thích, nói: “Ông chồng này của chị trong cuộc sống chính là người đàn ông tao nhã lịch sự như vậy, không chỉ là với chị thôi đâu, mà đối với bất kỳ ai, trước nay cũng đều giữ thái độ khiêm tốn nhã nhặn như vậy cả”.
Không chỉ anh ấy như vậy, mà mọi người trong nhà anh ấy cũng đều như vậy. Dung nói: “Lúc mới quen người ta, chị cũng có chút không quen cho lắm. Khi mà em tiện tay mua chút trái cây, hay giúp họ dọn dẹp nhà cửa, nấu chút đồ ăn cho họ, họ đều luôn sẽ nói: ‘ Cảm ơn con (chị /em) nhiều quá, thật là làm phiền con quá, thật là vất vả cho con quá’.
Về sau, dần dần phát hiện, họ nói chuyện như vậy, vốn không phải là khách sáo xem mình như người ngoài, mà đây chính là thói quen ăn nói của gia đình họ như vậy, không chỉ là đối với con dâu, đối với con trai, thậm chí cả đối với mấy đứa cháu của mình, đều là như vậy cả”.
Gả cho người đàn ông ăn nói điềm đạm tử tế như vậy, Dung nói, ngày tháng lâu dần, cũng đã phát hiện ra chỗ tốt của nó.
Thứ nhất, tính cách của bản thân Dung cũng đã thay đổi hẳn, ngày trước tính khí nóng nảy, bây giờ đối với mọi người đã ôn hòa nhã nhặn nhiều hơn. Ngay đến cả người nhà cô cũng đều nói, bây giờ nói chuyện với cô rõ ràng cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn lúc trước.
Thứ hai là giữa vợ chồng với nhau căn bản không hề có chuyện cãi nhau. Những vấn đề trong nhà kia có gì là không thể từ từ nói chuyện tử tế mà giải quyết chúng đây?
Thứ ba là con cái lớn lên trong gia đình như vậy, tính cách cũng năng động cởi mở, nhìn chúng nói chuyện cũng mười phần giống như nho sinh, ở nơi đông người cũng cảm thấy sợ hãi rụt dè, cũng biết cách quan tâm người khác, điểm này thật khiến người nhà cảm thấy vui vẻ yên tâm. Gia đình nếu biết nói chuyện tử tế với nhau, quả thật cảm giác hạnh phúc cũng sẽ nhiều hơn.
2. Câu chuyện thứ hai
Còn những gia đình bất hạnh kia, tranh cãi và mâu thuẫn ngày này qua ngày khác, phần nhiều cũng là bắt nguồn bởi không chịu nói chuyện đàng hoàng tử tế với nhau.
Vốn dĩ người chồng chỉ là muốn bảo vợ tắt cái đèn, điều tiết độ mệt mỏi của cặp mắt một chút; nhưng khi vừa mở miệng lại nói thành: “Em mở nhiều đèn như vậy làm gì? Không phí điện ư? Không biết nghĩ cho người khác một chút ư!”
Vốn dĩ người vợ chỉ là muốn nhắc nhở chồng: Bên ngoài trời đang mưa, hãy mau thu dọn quần áo đi; khi vừa mở miệng ra lại thành ra câu chất vấn: “Anh chết ở đâu vậy hả? Ngoài trời mưa to vậy mà không biết? Thật chẳng hiểu rốt cuộc là người gì nữa!”
Vốn dĩ người chồng chỉ muốn nhắc vợ, con đường này đi thẳng sẽ an toàn hơn; lời nói đến miệng lại trở thành: “Sao lại tùy tiện đổi đường vậy hả! Bộ em muốn chết hả? Nếu xảy ra tai nạn em có chịu trách nhiệm được không?”
Vốn dĩ người mẹ chỉ là phê bình con trai, thi cử có thể nghiêm túc và cẩn thận hơn; vừa mở miệng lại thành: “Cặp mắt này của mày rốt cuộc dùng để làm gì vậy hả? Đui mù giống hệt cha của mày vậy!”.
Có thể thấy rõ, cùng là ngữ nghĩa như vậy nếu lấy phương thức lịch sự, ôn hòa, để lại khoảng trống, suy nghĩ cho đối phương mà nói ra, điều nhận được sẽ là cảm kích, quan tâm, chăm sóc và hành động thực tế của đối phương. Và cùng ngữ nghĩa như vậy, nếu lấy phương thức gắt gỏng qua loa, nói cạnh nói khóe, thậm chí tấn công trực diện mà nói ra, điều nhận được sẽ là sự giận dữ, mâu thuẫn thăng cấp và từ chối không hợp tác của đối phương.
Không chỉ là giữa vợ chồng với nhau, loại người nêu trên cũng càng dễ phát sinh lời lẽ thị phi với người khác.
Vẫn còn nhớ ngày trước từng đọc được vụ án mạng chặt đầu kinh hoàng ở trạm xe lửa Vũ Xương, Trung Quốc, nguyên nhân chỉ là một tô mì đã tăng giá 1 tệ?
Ban đầu, nếu như chủ tiệm nói năng bằng giọng điệu ôn tồn nhã nhặn, rằng: “Thật sự xin lỗi quý khách quá, bắt đầu dịp tết bởi nguyên vật liệu tăng giá, tôi đây cũng tăng giá 1 tệ, vẫn chưa kịp sửa giá trên tấm bảng, mong quý khách bỏ qua cho“. Nếu vậy mọi chuyện sẽ êm xuôi tốt đẹp.
Nhưng sự thật là, ông chủ tiệm này vênh váo lên mặt quát nạt người ta, nói rằng: “Tôi nói bao nhiêu tiền thì là bao nhiêu tiền, ăn không được thì đừng có ăn, xéo lẹ cho ông!“. Kết quả đụng phải một khách ăn tính khí ngang ngược và bản tính cố chấp giống y như vậy, không ngờ rằng đã mất đi tính mạng.
Không chỉ là giữa người trưởng thành, mà trong thế giới của trẻ vị thành niên cũng giống như vậy.
Bởi trong nhà có con nhỏ, tôi đặc biệt quan tâm, để ý đến nhiều vụ bạo lực trong nhà trường. Đương nhiên, những đứa trẻ thực hành bạo lực này hơn phân nửa là có vấn đề về tính cách, nhưng những đứa trẻ không may xem như tình cờ bị kẻ bạo hành nhắm trúng đó, lại đều có đặc điểm chung đánh kinh ngạc: họ phần nhiều là hành vi kỳ quặc hoặc có cách cư xử khác người (người lạc đàn là dễ bị tấn công nhất), hoặc là nhát gan sợ sệt hoặc là tự ty cô lập (hoàn toàn không có câu thông với cha mẹ), hoặc là ngang ngược quá mức hoặc là yếu đuối quá mức, hoặc là không biết nói chuyện hoặc là hễ vừa nói chuyện trái lại lại chọc giận đối phương ….
Nói chuyện tử tế với người nhà, người nhận được lợi ích không chỉ là vợ chồng hai bên, mà hơn nữa càng là đứa con vị thành niên của mình.
3. Câu chuyện thứ 3
Mai, cô bạn thân của tôi từ nhỏ đã phải sống trong gia đình thường xuyên cãi vã, vậy nên sau khi cô thành niên rồi, tính tình cũng đặc biệt mẫn cảm.
Mai nói, kể từ lúc bản thân cô có ký ức đến nay, bố mẹ tuy yêu thương nhau, nhưng trước nay hầu như chưa bao giờ ngừng cãi vãi với nhau; những màn quát tháo, chiến tranh lạnh thường xuyên trình diễn, chỉ cần một lời không hợp ý liền trở mặt. Có những lúc một giây trước đó cảm thấy bầu không khí rất ấm áp, một giây sau lập tức thay đổi phắt 180 độ.
Vậy nên tính cách của cô đặc biệt yếu đuối, trong tâm lúc nào cũng phải dè dặt thận trọng, tùy mặt gửi lời, sống trong nơm nớp lo sợ, sợ rằng hễ không chú ý, sẽ phải rơi xuống vực sâu vạn trượng.
Hơn nữa sau khi cô lớn lên rồi, cách nói chuyện cũng giống như sao chép lại y chang cách thức của người nhà. Rõ ràng là bầu không khí tốt đẹp, trong tâm là cách nghĩ mang theo ý tốt, nhưng lời đến cửa miệng lại chuyển sang một cách nói khác, khiến cho mọi người xung quanh cụt hứng bỏ đi.
Cô sau khi kết hôn, không tránh khỏi phát sinh mâu thuẫn với chồng. Một lần nọ, trong lúc lớn tiếng với chồng, nhìn thấy đứa con gái ở bên cạnh sợ đến nức nở khóc òa lên, cô bỗng nhớ lại hồi ức đau khổ lúc nhỏ của mình, thế là bèn hạ quyết tâm thay đổi hoàn toàn cách nói năng của mình, không để cho con gái phải dẫm lên vết xe đổ của mẹ nó nữa.
Điều may mắn là, không chỉ mối quan hệ giữa cô và chồng đã có được cải thiện rõ rệt, mà cô con gái của cô hiện giờ cũng ngày càng trở nên hồn nhiên vô tư hơn, thậm chí ngay đến cả phong thái cũng yểu điệu dịu dàng hơn so với trước.
Lời nói của chúng ta dường như đang ngầm ra hiệu cho ngôn ngữ tay chân, hơn nữa còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh một cách không nhận thức được.
Khi nói chuyện lịch sử lễ phép, ôn tồn điềm đạm, ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ theo đó mà tao nhã đẹp đẽ hẳn lên, trong việc đối nhân xử thế cũng sẽ chu toàn hơn, cũng sẽ dễ dàng có được phản hồi tích cực từ mọi người xung quanh.
Còn khi nói chuyện thô lỗ ngang ngược, ngôn ngữ cơ thể cũng sẽ theo đó mà hống hách ngang ngược, làm người hành xử cũng sẽ càng cố chấp ngang ngược, khiến cho mọi người xa lánh chán ghét.
Hạnh phúc thực ra không phải là điều gì quá to tát, nó được đong đếm bằng một lời nói nặng nề hay nhẹ nhàng mà chúng ta dành cho nhau hằng ngày. Nếu một ngày bạn chỉ nghe thấy lời dễ chịu thì đảm bảo đó là một ngày đầy hạnh phúc. Nhưng để có được ngày như thế, bạn phải là người đầu tiên cho đi.
Lời nói thực sự mà nói thì không phải là ‘gió bay’, nó có thể gây ra bão tố hay làm mát lành tâm hồn và trái tim ai đó, tùy thuộc vào ngữ khí, tâm thái của bạn. Trong một gia đình thì chính là vì thế mà hạnh phúc hay bất hạnh. Có siêu xe, nhà lầu, mà ngày ngày nói với nhau bằng những lời cộc cằn, cay nghiệt, bằng oán hận, trách móc, đổ lỗi thì không có chút chi là hạnh phúc. Mà ăn cơm mắm, dưa cà, nhưng có thể nói với nhau bằng lời nhẹ nhàng, yêu thương, thì hạnh phúc vẫn đủ đầy trọn vẹn.
Thiện Sinh
#ATK st